Truyền cảm hứng sống xanh tại VITM 2024
Hội thảo diễn ra ngày 15.3, tại tỉnh Bến Tre do Ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư, Học viện Chính trị quốc gia HCM và Tỉnh ủy Bến Tre phối hợp tổ chức nhân kỷ niệm 105 năm ngày sinh nữ tướng Nguyễn Thị Định.Tham dự hội thảo có bà Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội; các nguyên phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Đặng Thị Ngọc Thịnh, đại diện lãnh đạo, mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Thành ủy TP.HCM, Tỉnh ủy Tây Ninh, Tỉnh ủy Đồng Tháp, Tỉnh ủy Bình Phước, Bộ tư lệnh Quân khu 7, Bộ tư lệnh Quân khu 9 và thân nhân gia đình nữ tướng Nguyễn Thị Định, đại diện đội quân tóc dài huyền thoại...Bà Hồ Thị Hoàng Yến, quyền Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, khẳng định nữ tướng Nguyễn Thị Định không chỉ là người phụ nữ tiên phong trên mặt trận đấu tranh giải phóng dân tộc, mà còn để lại dấu ấn sâu đậm trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công tác tổ chức, xây dựng lực lượng và lãnh đạo phong trào phụ nữ. Bà Nguyễn Thị Định cũng là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bà đã truyền cảm hứng mạnh mẽ về tinh thần yêu nước, sự kiên trung và ý chí bất khuất của người phụ nữ Việt Nam. Nữ tướng Nguyễn Thị Định là một trong những phụ nữ tiêu biểu của thời đại Hồ Chí Minh, là một vị tướng kiên cường, nhà lãnh đạo tài ba, có uy tín lớn, được đồng chí, đồng đội, nhân dân, chiến sĩ và phụ nữ cả nước, cũng như bạn bè quốc tế tin yêu, cảm phục, kính trọng. Dù ở bất cứ đâu, trên bất cứ cương vị công tác nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào, nữ tướng Nguyễn Thị Định vẫn luôn kiên cường, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thậm chí hy sinh, mất mát, đau thương của người vợ, người mẹ và phấn đấu, hoạt động không mệt mỏi cho đến lúc cuối đời. Tinh thần cống hiến trọn đời của nữ tướng Nguyễn Thị Định vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, vì sự phát triển của đất nước, vì sự phát triển, tiến bộ của phụ nữ luôn là tấm gương sáng cho các thế hệ hôm nay và mai sau học tập, noi theo.Trong 72 năm tuổi đời, bà Nguyễn Thị Định có 56 năm hoạt động cách mạng liên tục, suốt đời kiên cường phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ, với đức tính khiêm tốn, nhân hậu, giản dị, luôn gắn bó mật thiết với nhân dân.Nhắc đến Bến Tre là nhắc đến phong trào Đồng khởi năm 1960, một dấu ấn lịch sử quan trọng mở đầu cho cao trào đấu tranh vũ trang của nhân dân miền Nam. Nhắc đến phong trào Đồng khởi ở Bến Tre thì không thể nào không nhắc đến nữ tướng Nguyễn Thị Định, một trong những nhà lãnh đạo trực tiếp của phong trào này. Theo bà Yến, nữ tướng Nguyễn Thị Định là một trong những người con ưu tú của quê hương Bến Tre - Đồng khởi.Theo PGS-TS Huỳnh Thành Đạt, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư, tổng hợp từ hơn 80 báo cáo tham luận, ý kiến phát biểu tại hội thảo, với cách tiếp cận khoa học, khách quan, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã đi sâu phân tích, luận giải sáng tỏ về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến to lớn của nữ tướng Nguyễn Thị Định, người cán bộ lãnh đạo tài năng của Đảng và Cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Bến Tre. Từ khi là một chiến sĩ cộng sản tham gia trong phong trào Việt Minh khởi nghĩa giành chính quyền, đến khi đảm nhận trọng trách là Phó bí thư, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, bà Nguyễn Thị Định đã cùng Tỉnh ủy nắm bắt tình hình, triển khai sáng tạo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa II) và chủ trương của Xứ ủy Nam bộ và Liên Tỉnh ủy miền Trung Nam bộ để kịp thời phát động và chỉ đạo phong trào Đồng khởi - Bến Tre, mở đầu Phong trào Đồng khởi toàn miền Nam, đưa cách mạng miền Nam bước vào giai đoạn đấu tranh mới, chuyển từ thế gìn giữ lực lượng sang chủ động tiến công. Nữ tướng Nguyễn Thị Định trở thành linh hồn của phong trào Đồng khởi - Bến Tre và "đội quân tóc dài" huyền thoại.Sau phong trào Đồng khởi, trên cương vị Khu ủy viên Khu 8, Phó tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam, nữ tướng Nguyễn Thị Định cùng T.Ư Cục và Quân ủy Miền xây dựng, hoàn thiện đường lối chiến tranh; nhiều lần trực tiếp chỉ đạo các chiến dịch quan trọng góp phần vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Từ sau ngày đất nước thống nhất, nữ tướng Nguyễn Thị Định được giao đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng khác nhau trong Đảng và bộ máy Nhà nước. Ở cương vị nào, bà cũng luôn nỗ lực và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, trên cương vị là Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nữ tướng Nguyễn Thị Định đã góp phần quan trọng vào đổi mới hoạt động của Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, nâng cao năng lực điều hành, quản lý của bộ máy Nhà nước, đặc biệt là tham gia đóng góp xây dựng Hiến pháp 1992, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới.Ông Huỳnh Thành Đạt khẳng định bà Nguyễn Thị Định là tấm gương đạo đức cách mạng mẫu mực, hình ảnh tiêu biểu và cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Kế thừa tinh thần Đồng khởi, học tập và noi theo tấm gương cao đẹp của nữ tướng Nguyễn Thị Định, Đảng bộ và nhân dân Bến Tre đã đoàn kết, không ngừng nêu cao ý thức tự lực, tự cường, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, vận dụng sáng tạo phương châm "Hai chân - Ba mũi" tiếp tục đẩy mạnh một cách toàn diện phong trào "Đồng khởi mới", phấn đấu xây dựng Bến Tre trở thành tỉnh phát triển khá của ĐBSCL vào năm 2025 và của cả nước vào năm 2030 như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã đề ra.Bà Nguyễn Thị Định sinh ngày 15.3.1920, tại xã Lương Hòa, H.Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre trong gia đình nông dân giàu truyền thống yêu nước. Bà tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi. Bà từng đảm nhiệm các chức vụ như: Ủy viên Ban Chấp hành Phụ nữ cứu quốc tỉnh; Đoàn trưởng Phụ nữ cứu quốc tỉnh Bến Tre; Phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; Khu ủy viên Khu VIII, Bí thư Đảng đoàn Phụ nữ Khu VIII; Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam; Phó tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Định được phong quân hàm thiếu tướng vào tháng 4.1974, là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau ngày đất nước thống nhất, nữ tướng Nguyễn Thị Định được giao đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước: Ủy viên BCH T.Ư Đảng (khóa IV, V, VI); Đại biểu Quốc hội (khóa VI, VII, VIII); Thứ trưởng Bộ Thương binh - Xã hội; Phó chủ tịch, Bí thư Đảng đoàn và Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước; Phó chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ dân chủ thế giới; Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Cuba. Nữ tướng Nguyễn Thị Định mất ngày 26.8.1992. Bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" vào ngày 30.8.1995.Phan Huy trình diễn bộ sưu tập thời trang tại Paris Fashion Week
Ngày 4.3, Thường trực HĐND tỉnh Ninh Thuận khóa XI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức hội nghị công bố, trao nghị quyết của HĐND tỉnh và quyết định của thường trực HĐND tỉnh về công tác cán bộ.Tại hội nghị, đại diện Văn phòng Đoàn đại biểu quốc hội và HĐND tỉnh Ninh Thuận công bố nghị quyết về bầu bổ sung Trưởng ban Văn hóa - xã hội HĐND tỉnh Ninh Thuận khóa XI nhiệm kỳ 2021 - 2026 (sau khi sáp nhập Ban Văn hóa - xã hội và Ban Dân tộc HĐND tỉnh) đối với ông Nguyễn Quang Nhật, nguyên Tổng biên tập Báo Ninh Thuận; quyết định về việc điều động, bổ nhiệm Chánh văn phòng Đoàn đại biểu quốc hội và HĐND tỉnh Ninh Thuận đối với ông Lê Tiến Dũng, nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận, thời hạn giữ chức vụ 5 năm kể từ ngày 1.3.2025.Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Văn Hậu, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Thuận chúc mừng và mong muốn các cán bộ tiếp tục kế thừa, phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, sở trường, năng lực; đẩy mạnh phối hợp giữa các ban, văn phòng HĐND tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu, hỗ trợ thường trực HĐND tỉnh thực hiện tốt công tác chỉ đạo, điều hành, nâng cao chất lượng hoạt động HĐND tỉnh.
Bánh gai làng Giá ăn một lần sẽ chẳng thể nào quên
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...
Bước vào trận đấu này, Giám đốc điều hành CLB Thanh Hóa Cao Hoàng Đức đã có chia sẻ sự chờ đợi về hàng công mạnh thứ 2 giải của đội chủ nhà sẽ đối đầu với hàng thủ số 1 V-League của CLB Hà Tĩnh mùa này.Ông Đức có lý khi bày tỏ sự tôn trọng cao cho đội khách đã có 4 trận liền bất bại khi thi đấu xa nhà. Thực tế, thầy trò HLV Nguyễn Thành Công từ khá sớm đã cho CĐV xứ Thanh biết mình giỏi như thế nào, với đòn tấn công sắc sảo.CLB Hà Tĩnh đã tận dụng tối đa sự vắng mặt của trung vệ Gustavo rất giỏi không chiến và khai thác thành công, khi từ biên trái Đình Tiến bấm bóng rất vừa tầm để Geovane bật cao đánh đầu mở tỷ số 1-0 ở phút 11.Bàn thắng sớm của đội khách đã giúp trận đấu càng trở nên thêm hấp dẫn, với những màn "ăn miếng trả miếng", luân phiên đôi công của cầu thủ 2 bên. Cả 2 chơi bóng quyết liệt nhưng tập trung chơi bóng, khiến thời gian bóng chết rất ít.Đến phút 39, CLB Thanh Hóa đã thể hiện được điểm mạnh của mình. Thái Sơn cướp bóng, rất nhanh Luiz Antonio tỉa bóng để A Mít sút tung nóc lưới thủ môn Thanh Tùng, gỡ hòa 1-1. Đây cũng là trận đấu đội trưởng Doãn Ngọc Tân chơi năng nổ, bất chấp sự luân phiên kèm cặp áp sát của đối thủ.Đến phút 55, Helerson bất ngờ ghi bàn từ một tình huống cố định của CLB Hà Tĩnh. Đứng gần cột xa, anh đỡ bóng bằng chân phải, đảo chân và sút tung nóc lưới CLB Thanh Hóa bằng cú ra chân trái hoàn hảo không khác gì một tiền đạo.Tiếc cho đội khách khi VAR vào cuộc đã xác định tiền đạo Geovane đã việt vị trước khi bước lên tranh chấp với hậu vệ Thanh Hóa trước đó, đồng nghĩa tham gia vào tình huống dù không chạm bóng, khiến bàn thắng không được công nhận.Sau tình huống này, cả 2 đội bóng Thanh Hóa và Hà Tĩnh đều không muốn dừng lại, vẫn tích cực đẩy cao tốc độ trận đấu để tìm kiếm thêm bàn thắng. Đội đầu bảng Thanh Hóa tất nhiên không muốn bị kìm chân, tránh cảnh bị nhà đương kim vô địch Nam Định vượt mặt.Đội khách Hà Tĩnh tung Xuân Trường vào từ phút 77 để khai thác những quả chuyền dài vượt tuyến cũng như khai thác các tình huống cố định, cho thấy HLV Nguyễn Thành Công muốn nhân đội khách đang không có đội hình mạnh nhất để lấy trọn 3 điểm, xây chắc vị trí trong tốp 3.Nhưng sự chặt chẽ của hàng thủ 2 bên đã khiến các chân sút dù dốc hết sức vẫn không thể có thêm bàn thắng, chấp nhận hòa 1-1. Đây là trận thứ 3 liên tiếp CLB Thanh Hóa hòa 1-1 và 11 trận bất bại trên mọi mặt trận, trong khi CLB Hà Tĩnh đã có 10 trận liền không thua (chỉ kém 1 trận so với kỷ lục của CLB Công an Hà Nội và CLB Hải Phòng).FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Phòng khách sẽ trở nên thú vị nếu bạn tránh những sai lầm này khi trang trí
Lực lượng tuần duyên Malaysia hôm nay 3.1 thông báo họ đã tăng gấp đôi số lần tuần tra trên vùng biển nước này để xác định vị trí những chiếc thuyền chở người di cư Myanmar không có giấy tờ, theo Reuters.Trước đó, cảnh sát Malaysia đã bắt giữ 196 người di cư Myanmar không có giấy tờ vào sáng sớm nay 3.1, sau khi thuyền của họ cập vào một bãi biển trên đảo nghỉ dưỡng Langkawi thuộc bang Kedah của Malaysia, theo Reuters."Dựa trên thông tin mà lực lượng tuần duyên nhận được, có thêm hai chiếc thuyền chở người di cư Myanmar không có giấy tờ trên biển nhưng vẫn chưa rõ vị trí chính xác của họ", Lực lượng tuần duyên Malaysia cho hay trong một thông báo.Lãnh đạo Lực lượng tuần duyên Malaysia Mohd Rosli Abdullah cho biết thêm giới chức đang tuần tra vùng biển phía bắc ngoài khơi Langkawi và các khu vực biên giới, và đã sắp xếp việc tiến hành giám sát trên không để xác định vị trí của những chiếc thuyền nói trên.Lực lượng tuần duyên Malaysia cũng đang liên lạc với giới chức Thái Lan để xác định hướng di chuyển của những chiếc thuyền chở người di cư Myanmar, theo ông Mohd Rosli.Trước đó cùng ngày, báo The Star của Malaysia loan tin khoảng 200 người tị nạn Rohingya từ Myanmar đã cập bờ tại Langkawi. Người Rohingya là cộng đồng thiểu số chủ yếu theo Hồi giáo ở Myanmar.Lực lượng tuần duyên Malaysia không nêu rõ liệu những người di cư bị bắt giữ nói trên có phải là người Rohingya hay không.Khoảng 1 triệu người Rohingya đã bỏ chạy, chủ yếu là sang nước láng giềng Bangladesh, để tránh cuộc tấn công quân sự của Myanmar được phát động vào tháng 8.2017, một chiến dịch mà các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc mô tả là một ví dụ điển hình về thanh trừng sắc tộc, theo Reuters. Chính quyền quân sự Myanmar đã bác bỏ các cáo buộc.Malaysia lâu nay là điểm đến ưa thích của người Rohingya chạy trốn khỏi Myanmar hoặc các trại tị nạn ở Bangladesh.Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Malaysia đã từ chối tiếp nhận những chiếc thuyền chở người tị nạn Rohingya và tập hợp hàng ngàn người trong các trung tâm giam giữ đông đúc như một phần của chiến dịch phản đối những người di cư không có giấy tờ.Từ năm 2010-2024, giới chức Malaysia đã bắt giữ 2.089 người di cư Myanmar không có giấy tờ cố nhập cảnh vào nước này bằng đường biển, theo Lực lượng tuần duyên Malaysia.